Ghi chú Phát hành GNOME 2.20

1. Giới thiệu

GNOME 2.20 là phiên bản mới nhất của môi trường GNOME, một môi trường phổ biến sử dụng máy tính đa nền tảng. Mục đích của GNOME là sự sử dụng dễ dàng, tính ổn định và khả năng hỗ trợ tốt nhất cho các ngôn ngữ trên khắp thế giới (Quốc Tế Hoá) và những người dùng gặp khó khăn trong việc sử dụng máy tính (Khả năng Truy cập). Dựa vào Phần Mềm Tự Do và Nguồn Mở, GNOME cung cấp mọi công cụ chung mà người dùng máy tính mong đợi thấy trong môi trường máy tính hiện thời, cũng như một nền tảng mạnh mẽ và dẻo cho nhà phát triển phần mềm.

The improvements in GNOME 2.20 include: Improved support for right-to-left languages; desktop search integrated into the file chooser dialog; convenient new features in the Evolution email and calendar client; enhanced browsing of image collections; simplified system preferences; efficient power management and incredibly accurate laptop battery monitoring. Developers receive more help with application development thanks to a new version of the GTK+ toolkit, improved tools, and a great new documentation web site.

Môi trường GNOME được phát hành mỗi sáu tháng, với nhiều tính năng mới, sự cải tiến, sự sửa lỗi và bản dịch mới, và GNOME 2.20 tiếp tục lại theo truyền thống này. Để tìm thêm thông tin về GNOME và những đặc tính phân biệt nó ra các môi trường máy tính khác (như khả năng sử dụng, khả năng truy cập, quốc tế hoá và tự do), vui lòng thăm trang Giới thiệu về GNOME tại địa chỉ Web của chúng tôi.

Mời bạn tham gia GNOME hôm nay nhé, và tạo thay đổi đặc biệt riêng của bạn. :)

Tất nhiên, GNOME phiên bản 2.20 bao gồm mọi sự cải tiến của GNOME phiên bản 2.18 và trước. Bạn có thể đọc thêm về các thay đổi đã xảy ra trong GNOME 2.18, trong Ghi chú Phát hành GNOME 2.18.

These 2.20 release notes are available in several languages: Albanian, Arabic, Bulgarian, Catalan, Chinese (Simplified), Chinese (Traditional), Danish, Dutch, Estonian, English, French, German, Greek, Indonesian, Italian, Japanese, Korean, Lithuanian, Macedonian, Punjabi, Polish, Portuguese (Brazilian), Russian, Serbian, Serbian (Latin), Spanish, Swedish, Thai, Turkish, Ukranian, Vietnamese, Welsh.

2. Tin tức cho Người dùng

Dự án GNOME tiếp tục lại cấp phát ưu tiên cao cho người dùng và khả năng sử dụng, vì Gnome 2.20 chứa mấy trăm cách sửa lỗi và sự cải tiến do người dùng yêu cầu. Có quá nhiều cách tăng cường, không thể liệt kê tất cả vào đây. Trang này cố nổi bật một số tính năng hay nhất đặc trưng cho người dùng trong bản phân phối GNOME này.

2.1. Thư điện tử và Lịch

Ứng dụng khách thư điện tử và phần nhóm của GNOME, Evolution, có một số tính năng mới.

Cảnh báo đồ đính kèm mới có thể trành trường hợp cần phải gửi thư nói « Xin lỗi, tôi đã quên đính tập tin kèm theo thư đã gửi. » Lúc nào bạn thử gửi một thư chứa từ « đồ đính kèm » (hay các từ tương tự), mà bạn chưa đính kèm tập tin, bạn sẽ thấy cảnh báo có ích.

Hình 1Cảnh báo đồ đính kèm của Evolution.

Trình Evolution giờ này hiển thị biểu tượng trong vùng thông báo của bảng điều khiển khi bạn nhận được thư điện tử mới. Ghi chú rằng, vì tính năng này hiện thời chỉ là phần bổ sung chưa được hợp nhất hoàn toàn vào các tùy thích chính, bạn cần phải tắt phần bổ sung chính nó nếu bạn muốn tắt tính năng này.

Hình 2Biểu tượng thông báo mới của Evolution.

Việc di chuyển cả cấu hình và kho lưu đều của thư điện tử sang máy tính khác giờ này rất dễ hơn do tính năng Sao lưu/Phục hồi mới.

Hình 3Tính năng sao lưu của Evolution.

Tính năng « Phím dài ma thật » mới của Evolution rất có ích: bạn chỉ cần bấm một phím để đọc qua các thư mới trong các hộp thư. Chỉ hãy bấm phím dài để cuộn qua cửa sổ xem thử thư đến cuối của thư, rồi bấm phím dài lần nữa để nhảy tới thư chưa đọc kế tiếp. Đọc xong các thư trong hộp thư này thì bấm phím dài lần nữa để hiển thị thư chưa đọc thứ nhất trong hộp thư kế tiếp. Để tóm tắt: chỉ cần bấm phím dài để đọc qua các thư mới !

Tính năng lịch của Evolution cũng đã cải tiến lại. Giao diện tìm kiếm cho phép tìm kiếm cấp cao, như những việc tìm kiếm cấp cao đã sẵn khi tìm trong hộp thư hay sổ địa chỉ. Bạn cũng có thể lưu việc tìm kiếm để chạy lại vào lúc sau. Trình đơn thả xuống « Hiện » giờ này cung cấp truy cập nhanh đến các cuộc hẹn trong 7 ngày sau, và đến các cuộc hẹn đang hoạt động.

Hình 4Ô xem các dữ kiện trong 7 ngày của Evolution.

Hơn nữa, ứng dụng khách thư điện tử lúc bây giờ

  • nâng nhánh lên đầu danh sách khi nhánh nhận được thứ mới, khi dùng ô xem theo nhánh.
  • dùng hệ thống in ấn GTK+ chuẩn, mà hiển thị cùng cửa sổ hộp thoại với các ứng dụng khác, dù cung cấp nhiều tùy chọn in ấn hơn trước.
  • cho phép bạn chọn phần bổ sung Thư Rác (SpamAssassin hay BogoFilter) thông qua tùy thích. SpamAssassin lúc bây giờ chỉnh lại ứng xử khi bạn đánh dấu thư bằng cách chọn mục « Thư là rác » hay « Thư không phải rác ».

Các người dùng phần mềm Microsoft Exchange sẽ hoan nghênh các sự cải tiến trong khả năng hỗ trợ Exchange của Evolution, mà gồm có :

  • Truy cập cho tính năng ủy nhiệm của Exchange, để cho (chẳng hạn) bạn đồng nghiệp quản lý các công việc của bạn trong khi bạn đi nghỉ.
  • Chạy nhanh hơn khi ngoài tuyến.
  • Nạp nhanh hơn các thư mục.

2.2. Bộ Duyệt Web

Bộ duyệt Web được hợp nhất trong GNOME, Epiphany, đã được cải tiến một cách khó thấy nhưng quan trọng.

Chẳng hạn, trong trường gõ địa chỉ, chương trình gõ xong một cách trực giác hơn. Khi bạn bấm phím con trỏ để chọn trong danh sách thả xuống, chuỗi được chọn hiện thời được hiển thị ngay trong trường nhập, vì thế dễ hơn thấy địa chỉ nào sẽ được lấy khi bạn bấm phím Enter. Trình đơn thả xuống này liệt kê các địa chỉ từ cả hai Lược sử và Liên kết lưu, cũng hiển thị hình ưa thích (favicon) cho mỗi mục Lược sử, như nó đã làm cho mục Liên kết lưu.

Hình 5Bộ duyệt Web hiển thị các mục Liên kết lưu và Lược sử trong trường gõ địa chỉ, với hình ưa thích.

Theo yêu cầu phổ biến, có một tùy chọn « cuộn mịn » làm cho dễ hơn thấy nơi tiếp tục đọc trên trang Web lớn. (Tùy chọn này không phải được bật theo mặc định, vì vài người dùng đã thông báo nó có thể để mắt làm việc căng quá.)

2.3. Xem ảnh

Bộ xem ảnh của GNOME, eog, lúc bây giờ chạy nhanh hơn và ổn định hơn. Hộp thoại các thuộc tính về ảnh thì cung cấp truy cập dễ cho thông tin cơ bản và siêu dữ liệu về các ảnh của bạn, cũng chứa dữ liệu XMP (nền tảng siêu dữ liệu có thể mở rộng) mà máy ảnh hay phần mềm có thể cất giữ trong tập tin ảnh, cũng như dữ liệu EXIF đã tồn tại. Thông tin kiểu này có thể gồm có địa điểm, bản quyền và các thẻ riêng.

Bạn cũng có thể mở ảnh một cách dễ dàng trong ứng dụng khác, như GIMP, bằng cách chọn mục trình đơn « Mở bằng... ». Làm các thay đổi và lưu tập tin thì ảnh của bạn được cập nhật trong bộ xem ảnh một cách tự động. Tính năng này cũng sẵn sàng trong trình đơn nhấn-phải (trình đơn ngữ cảnh) trong ô cửa sổ tập ảnh, ở dưới cửa sổ, cùng với các hành động bình thường. Tập ảnh lúc bây giờ có các cái nút lớn thẳng đứng bên trái và bên phải, làm cho dễ hơn duyệt qua các ảnh.

Hình 6Bộ xem ảnh, với hộp thoại thuộc tính và trình đơn « Mở bằng... ».

2.4. Bộ Xem Tài Liệu

Bộ xem Evince của GNOME, cho tập tin PDF và PostScript lúc bây giờ hỗ trợ biểu mẫu PDF tương tác, cho phép bạn gõ thông tin vào PDF đã nhận, để lưu hay in ấn. Người dùng sẽ cũng thấy biết tốc độ vẽ trang đã tăng lên.

Hình 7Bộ xem tài liệu, chỉnh sửa biểu mẫu.

Giờ này bạn cũng có khả năng lưu ảnh từ tài liệu PDF, và in tài liệu theo dạng nhiều trang trên mỗi tờ giấy.

2.5. Âm thanh và Ảnh động

Không phải tất cả các bản phân phối sẽ cài đặt các codec (phương pháp nén và truyền nhiều loại dữ liệu khác nhau) âm nhạc/ảnh động theo mặc định, vì không phải mọi codec được phát hành tự do trong mọi quốc gia. Trường hợp này có kết quả là ứng dụng không thể đọc mọi định dạng tập tin theo mặc định. Tuy nhiên, ứng dụng như bộ xem ảnh động Totem của GNOME lúc bây giờ có khả năng cung cấp các codec mới cho người dùng cài đặt. Tính năng này phụ thuộc vào bản phân phối của bạn (mỗi bản phân phối có thể quyết định khác về cách giành codec). Trong Ubuntu Linux hình như :

Hình 8Bộ xem ảnh động mời tải về codec.

Trong Totem, hỗ trợ khả năng hiển thị ảnh động nhúng trong trang Web cũng đã cải tiến, hỗ trợ nhiều kiểu trang Web, hiển thị cái nút Phát đang đập khi bạn cần bấm nút để khởi chạy ảnh động, và cho phép bạn vào chế độ toàn màn hình một cách trực tiếp từ trang Web.

2.6. Ghi chú

Tomboy, ứng dụng ghi chú của GNOME, cũng đã thêm một số tính năng quan trọng mới, bắt đầu với khả năng đồng bộ hoá các lời ghi chú. Lúc bây giờ, Tomboy có thể sử dụng dịch vụ WebDAV hay SSH để kết nối tới máy phục vụ từ xa, và đồng bộ hoá các lời ghi chú của người dùng. Tính năng này cho phép người dùng nhiều máy tính thì duy trì cùng một tập các lời ghi chú được đồng bộ giữa các máy tính được dùng. Tính năng phân giải tranh chấp đơn giản giữa máy phục vụ và ứng dụng khách Tomboy cũng đảm bảo bạn không mất dữ liệu trong trường hợp lời ghi chú xung đột.

Hình 9Tomboy hiển thị các lời ghi chú được đồng bộ hoá giữa hai máy tính.

Hơn nữa, Tomboy lúc bây giờ nhớ các lời ghi chú bạn đã mở, để hiển thị lại khi bạn khởi chạy lại ứng dụng.

2.7. Biên soạn Văn bản

Trình biên soạn văn bản gedit đơn giản và mạnh mẽ của GNOME có hệ thống tô sáng cú pháp mới hoàn toàn mà lúc bây giờ hỗ trợ khả năng tô sáng cú pháp của ngôn ngữ ghi văn lệnh như PHP và Ruby, ngay cả khi nhúng trong mã HTML, cũng như hỗ trợ khả năng tô sáng chuỗi đặc biệt như « CẦN LÀM » hay « SỬA ĐI » bên trong lời chú thích mã, và tô sáng tài liệu hướng dẫn mã nguồn gtk-doc.

Bạn ngay cả có khả năng chọn trong vài lược đồ màu khác nhau, để chọn những màu thích hợp (v.d. nếu bạn quen với trình biên soạn văn bản khác).

Hình 10Các lược đồ màu của trình biên soạn văn bản.

2.8. Quản lý Tập tin

Hộp thoại chọn tập tin lúc bây giờ hiển thị danh sách các tập tin vừa dùng, cũng có thể sử dụng hệ thống tìm kiếm qua môi trường máy tính, như Beagle và Tracker, thì làm cho dễ hơn tìm tập tin thích hợp, không cần gián đoạn dòng làm việc.

Hình 11Tìm kiếm trong hộp thoại chọn tập tin.

Bộ quản lý tập tin Nautilus lúc bây giờ hiển thị nhiều thông tin hơn trong cửa sổ « Thuộc tính » về ổ đĩa, gồm có sơ đồ bánh mà đại diện dễ dàng sức chứa còn lại. Hơn nữa, giờ này bạn có thể xem cách sử dụng đĩa toàn thể trong tiện ích Bộ Phân tích Cách Sử dụng Đĩa.

Hình 12Hộp thoại thuộc tính về ổ đĩa cứng.

(Người dùng hay quan sát sẽ thấy lỗi về kiểu, kích cỡ và kiểu MIME trong ảnh chụp màn hình này. Mong muốn sửa nó trong GNOME 2.22.)

Bộ quản lý tập tin giờ này cũng sử dụng thông tin máy ảnh EXIF trong một số tập tin ảnh, để xoay ảnh mẫu khi thích hợp. Kết quả là khi bạn chụp ảnh bằng máy ảnh, rồi nhập khẩu nó vào GNOME, ảnh mẫu được hiển thị có hướng đúng, bất chấp chụp ảnh nằm ngang hay thẳng đứng.

Hình 13Bộ quản lý tập tin hiển thị các ảnh mẫu có hướng đúng.

Bộ quản lý kho file-roller lúc bây giờ có khả năng mở và lưu kho từ địa điểm trên mạng, như máy phục vụ SSH (ssh://) đã gắn kết, bằng cách sử dụng cùng một hệ thống gnome-vfs được dùng bởi các ứng dụng GNOME khác. Giờ này cũng có khả năng sao chép và dán, và kéo và thả tập tin giữa các kho.

2.9. Bảng

The GNOME Panel can be seen at the top and bottom of your screen in most distributions. It has some small but helpful improvements in GNOME 2.20. For instance, the Window List applet no longer resizes its buttons whenever the length of window titles change. This avoids annoying resizes when changing tabs in your web browser. And the Window Selector applet now sorts its drop-down list by workspace.

Người dùng « bảng nổi » (mà không mở rộng để chiếm toàn màn hình) có thể thấy rằng các bảng kiểu này sẽ còn lại ở vị trí và hàng đúng khi bạn thay đổi độ phân giải của màn hình. Dự định cải tiến trường hợp này ngay cả nhiều hơn trong GNOME 2.22.

2.10. Bảng điều khiển

Trong GNOME 2.20, các bảng điều khiển đã được tổ chức lại một ít để giảm tổng số bảng điều khiển, thì làm cho dễ hơn tìm mục riêng.

Chẳng hạn, bản phát hành này giới thiệu tiểu dụng bảng điều khiển Diện Mạo. Các tiểu dụng Sắc thái, Nền, Phông và Giao diện đều đã được trộn với nhau để tạo tiểu dụng riêng này, mà đơn giản trình đơn Tùy thích.

Hình 14Bảng điều khiển Diện Mạo.

Hơn nữa, một số tùy thích Khả năng Truy cập đã được di chuyển sang thẻ mới trong bảng điều khiển Ứng dụng Ưa thích.

Hình 15Thẻ Khả năng Truy cập trên bảng điều khiển Ứng dụng Ưa thích.

Người dùng kết nối vô tuyến cũng nhận sự hỗ trợ mới cho khả năng mật mã WPA trong bảng điều khiển Mạng. (WPA làm cho kết nối vô tuyến bảo mật hơn.)

2.11. Quản lý Mật khẩu

Hệ thống Vòng Khoá GNOME sẽ nhớ các mật khẩu của bạn cho các máy phục vụ trên mạng và địa chỉ trên Web. Trong GNOME 2.20, vòng khoá được mở khoá tự động khi bạn đăng nhập, và khi bạn mở khoá màn hình, thì tránh trường hợp cần phải gõ mật khẩu lần nữa. (Ghi chú rằng tính năng mới này cần thiết bản phân phối hỗ trợ.) Lúc bây giờ, bạn cũng có khả năng thay đổi mật khẩu chủ của vòng khoá thông qua bảng điều khiển Tùy thích Mật mã, trên thẻ Vòng Khoá GNOME.

Hình 16Thẻ Vòng Khoá trên bảng điều khiển Tùy thích Mật mã.

Tiện ích Mật Khẩu và Khoá Mật Mã lúc bây giờ hiển thị nhiều chi tiết thông báo hơn khi bạn nhập khẩu mật khẩu, và cho phép bạn chọn kiểu kho khi mật mã nhiều tập tin cùng lúc.

Hình 17Mật mã nhiều tập tin cùng lúc.

2.12. Hệ thống Trợ giúp

Bản phát hành này đã giới thiệu một số thay đổi lớn trong hạ tầng cơ sở của bộ duyệt trợ giúp GNOME (yelp), mà cải tiến kiểu dáng và bố trí. Hơn nữa, màu sắc giờ này tương ứng đẹp hơn với sắc thái hiện thời của bạn.

Lúc bây giờ trang trợ giúp cũng xuất hiện nhanh hơn, vì mỗi trang được nạp theo yêu cầu, thay vì phân tích toàn sổ tay khi không cần.

Hình 18Bộ duyệt trợ giúp.

2.13. Quản lý Điện năng

Bộ Quản lý Điện năng của GNOME lúc bây giờ lưu thông tin hồ sơ về mỗi pin trong thời gian, để cung cấp sự ước lượng rất chính xác hơn về thời gian pin còn lại, ngay cả với pin cũ yếu. Chương trình cũng biết về những mô hình pin đã bị hủy bỏ bởi nhà sản xuất.

Hình 19Cảnh báo của bộ quản lý điện năng, về pin cũ yếu.

Vài phần của GNOME, như bộ hoà âm lượng, cũng đã được sửa chữa để giảm các lần lượt hỏi không cần thiết, thì tiết kiệm điện năng.

2.14. Đăng nhập và Bảo vệ Màn hình

Người dùng đã có khả năng chọn ngôn ngữ riêng khi đăng nhập vào GNOME, nhưng lúc bây giờ họ cũng có thể xem màn hình đăng nhập bằng ngôn ngữ riêng ngay khi chọn, nhờ GDM (Bộ Quản lý Trình bày GNOME) mới cải tiến.

Bộ Bảo vệ Màn hình GNOME lúc bây giờ cho phép người khác ghi chú cho bạn trong khi màn hình của bạn bị khoá, bằng cách nhấn vào cái nút « Lời nhắn ». Lần kế tiếp đăng nhập thì bạn thấy các lời nhắn mới này.

Hình 20Lời nhắn được ghi trong khi chạy bộ bảo vệ màn hình.

2.15. Ngôn ngữ bên Phải-sang-Trái

Ngôn ngữ như tiếng A Rập và tiếng Do Thái được ghi từ bên phải sang bên trái (RTL). Các người dùng những ngôn ngữ kiểu này thì mong đợi phần lớn yếu tố của giao diện người dùng theo cùng hướng, so với giao diện cho ngôn ngữ được ghi từ bên trái sang bên phải (LTR). GNOME 2.20 cải tiến khả năng hỗ trợ ngôn ngữ RTL bằng những cách này:

  • Các cái nút trên thanh tựa đề của cửa sổ (v.d. thu nhỏ, phóng to, đóng) xuất hiện theo thứ tự phản ánh.
  • Các mục trình đơn của thanh tựa đề cửa sổ cũng được sắp hàng bên phải.
  • Bộ chuyển đổi cửa sổ được kích hoạt bằng tổ hợp phím Alt-Tab cũng liệt kê các cửa sổ, và di chuyển qua các cửa sổ, từ bên phải sang bên trái.
  • Bộ chuyển đổi vùng làm việc được kích hoạt bằng tổ hợp phím Ctrl-Alt-mũi_tên cũng liệt kê các vùng làm việc, và di chuyển qua các vùng làm việc, từ bên phải sang bên trái.
Hình 21Chuyển đổi cửa sổ khi sử dụng tiếng A Rập. Xem các cái nút đã phản ánh trên thanh tựa đề của cửa sổ.

2.16. Khả năng Truy cập

GNOME có khả năng truy cập cho phép người tàn phế vẫn còn sử dụng máy tính. Trình đọc màn hình Orca là thành phần quan trọng, sử dụng sự tổ hợp tiếng nói, chữ nổi Braille và sự phóng to để giúp người thị lực kém.

Orca's main advantage is its application-specific support. This means that it has an understanding of the specific user interaction models of particular applications in addition to the general meta-information available via the ATK toolkit (and the AT-SPI system). For instance, the latest version adds greatly improved support for OpenOffice, Firefox, Thunderbird, Pidgin (previously known as GAIM) and Java applications. It also now deals with progress bars, tooltips, and notification messages, and can use custom pronunciations for special words.

3. Tin tức cho Quản trị

GNOME phát hành một bộ công cụ cho quản trị hệ thống, để giúp quản lý mạng công ty lớn và phức tạp, và có ích trong trường hợp cần thiết khoá cứng máy.

3.1. Bộ Chỉnh sửa Hồ sơ Người dùng và Khoá cứng

Bộ Chỉnh sửa Hồ sơ Người dùng "Sabayon" cho quản trị có khả năng thiết lập hồ sơ người dùng ở trong một phiên chạy GNOME động và tương tác. Khi tạo hoặc sửa đổi hồ sơ, một phiên chạy GNOME lồng nhau được khởi chạy, mà quản trị có thể sử dụng để thay đổi các giá trị mặc định và khoá bắt buộc đều kiểu GConf trong phiên chạy GNOME riêng.

Ở trong cửa sổ lồng nhau, quản trị hệ thống có khả năng tạo hồ sơ cá nhân dựa vào chức vụ (v.d. nhân viên tiếp tân, thư ký nhập dữ liệu, lập trình viên, quản trị tài nguyên con người). Những hồ sơ này thì có thể được lưu, rồi được phát hành dễ dàng ra các máy tính người dùng, mà tiết kiệm thời gian của quản trị hệ thống. Cũng có khả năng sửa đổi hồ sơ, và điều chỉnh chi tiết của chúng khi cần thiết, đáp ứng thông tin phản hồi của người dùng. Tất cả các hồ sơ tại một địa điểm trung tâm, dễ duy trì và phát hành.

Trong GNOME 2.20, Bộ Chỉnh sửa Hồ sơ Người dùng cũng có thể được sử dụng để đặt tùy thích mặc định cho ứng dụng OpenOffice.org, thêm vào khả năng hỗ trợ đã tồn tại cho ứng dụng GNOME và Mozilla. (Ghi chú : OpenOffice.org là bộ ứng dụng văn phòng, cũng được dịch sang tiếng Việt.)

Hình 22Đặt tùy thích OpenOffice.org mặc định cho hồ sơ người dùng.

3.2. GDM (Bộ Quản lý Trình bày GNOME)

GDM giờ này có khả năng kiểm tra UTMP/WTMP tốt hơn, vậy khi người dùng đăng nhập/xuất, GDM ghi lưu vào thư mục « /var/adm/utmp » và « /var/adm/wtmp ». Chẳng hạn, khả năng này cho phép chương trình như who và finger sử dụng cơ sở dữ liệu UTMP để lấy thông tin về những người đang dùng hệ thống. Hơn nữa, hỗ trợ khả năng kiểm tra Linux, thông qua thư viện libaudit, ghi lưu vào hệ thống kiểm tra hạt nhân Linux tình trạng thành công hay bị lỗi của mỗi việc thử đăng nhập.

GDM giờ này cũng có khả năng sử dụng RBAC (Điều khiển Truy cập Dựa vào Nhiệm vụ) để điều khiển truy cập vào các tính năng Tắt máy, Khởi động lại và Ngưng.

4. Tin tức cho Nhà phát triển

Nền tảng Phát triển GNOME 2.20 cung cấp một cơ bản ổn định cho nhà phát triển phần mềm riêng có khả năng tạo ứng dụng thuộc nhóm ba. GNOME và nền tảng của nó được cấp cho mọi người tạo phần mềm kiểu cả tự do lẫn sở hữu đêu để chạy trên GNOME.

Các thư viện của Nền tảng Phát triển GNOME có bảo đảm là ổn định với API và ABI cho mọi phiên bản GNOME 2.x còn lại. Các thư viện của Môi trường Người dùng GNOME không có bảo đảm như thế, nhưng mà phần lớn thư viện này cứ thống nhất từ phiên bản này đến phiên bản kế tiếp.

4.1. GTK+

GNOME 2.20 dùng phiên bản 2.12. của API bộ công cụ UI GTK+, mà thêm các tính năng mới và sự sửa lỗi quan trọng. Những thay đổi lớn nhất là:

  • Ô điều khiển cái nút âm lượng (GtkVolumeButton) mới cho trình phát âm nhac/ảnh động.

  • Hạng hành động vừa làm (GtkRecentAction) mới để cung cấp các mục trình đơn « Tập tin vừa mở ».

  • API mẹo công cụ GtkTooltip đã cải tiến, mà rất tiện lợi và mạnh mẽ hơn API GtkTooltips cũ giờ này bị phản đối. Chẳng hạn, GtkTooltip này cho phép hiển thị mẹo công cụ trong ô xem cây GtkTreeView, và trên ô điều khiển không đáp ứng.

  • API xây dựng GtkBuilder mới, mà có khả năng xây dựng giao diện người dùng từ mô tả XML, dự định thay thế thư viện libglade chẳng bao lâu nữa.

  • Khả năng hỗ trợ một số hiệu ứng đồ họa, khi phần cứng và trình điều khiển cũng hỗ trợ, thông qua hàm như gdk_window_set_composited() và gdk_window_set_opacity().
  • Phương pháp gõ mới cho tiếng Thái và tiếng Lào, cộng với phương pháp gõ đa cú bấm kiểu điện thoại di động cho thiết bị nhúng.
  • Các biểu tượng chuẩn có sẵn đã được cập nhật để tuân theo Đặc tả Freedesktop Tango, để mà hình thức của các ứng dụng GNOME giờ này ngay cả thống nhất hơn với các bộ công cụ và môi trường khác.
  • Bộ Chọn Tập Tin (GtkFileChooser) giờ này hiển thị danh sách các tập tin vừa mở, cũng có thể được hợp nhất với hệ thống tìm qua môi trường như Beagle và Tracker, như nói trên trong phần Quản lý Tập tin.

See also the list of new functions in GTK+ 2.12. Full details are in a series (see 1, 2, 3, 4) of emails from Matthias Clasen

4.2. Glib

Thư viện tiện ích Glib giờ này có hàm « g_get_user_special_dir() » mà cung cấp đường dẫn đến các thư mục đặc biệt được xác định bởi đặc tả và công cụ xdg-user-dirs của FreeDesktop.org.

Đối với tiến trình xử lý văn bản, API GRegex mới cung cấp khả năng khớp với chuỗi biểu thức chính quy, không cần thư viện thêm.

4.3. Pango

Hệ thống vẽ văn bản Pango đã cải tiến bằng vài cách khác nhau.

Chẳng hạn, nó có một cơ chế vẽ hình mới cho chữ viết N'Ko được dùng bởi các ngôn ngữ Mande của vùng Tây Phi. Trước đây, hệ thống máy tính đã không hỗ trợ những ngôn ngữ này.

Hình 23Mẫu thí dụ từ cơ chế vẽ hình N'Ko.

Cơ chế bố trí OpenType Layout giúp Pango chọn hình tượng đúng phụ thuộc vào ngôn ngữ hiện thời.

Hình 24Cơ chế bố trí OpenType Layout của Pango chọn hình tượng đúng.

Hơn nữa, phiên bản Pango mới có :

  • Hỗ trợ khả năng ghi rõ nhiều ngôn ngữ đã muốn.
  • Khả năng vẽ hình văn bản theo chiều dọc mà dùng các biến thể thẳng đứng của dấu chấm câu.
  • Các hàm « pango_cairo » mới, cho phép sử dụng Pango với Cairo một cách đơn giản hơn với Cairo.

4.4. Glade

Bộ thiết kế giao diện người dùng Glade đã được cải tiến nhiều, thêm các sự cải tiến vào giao diện người dùng và kiến trúc. Chẳng hạn, có thể thả neo cửa sổ công cụ, như bộ chỉnh sửa, bộ xem xét và bảng chọn.

Hình 25Glade có cửa sổ chưa thả neo.

Giờ này, bn cũng có khả năng nhấn-phải vào ô điều khiển để làm thay đổi như thế:

  • Thêm hay gỡ bỏ ô điều khiển cha.
  • Chèn hay gỡ bỏ bộ giữ chỗ đằng trước hay đằng sau ô điều khiển đã chọn trong hộp GtkBox.
  • Chèn hay gỡ bỏ trang đằng trước hay đằng sau trang đã chọn trong cuốn vở GtkNotebook.
  • Chèn hay gỡ bỏ hàng hay cột trong bảng GtkTable.

Các tác giả thư viện sẽ thích thấy rằng các ô điều khiển mới này có thể được tuyên bố trong phân loại, không cần ghi mã nguồn hỗ trợ, mà cho phép nhà phát triển sử dụng trong Glade các ô điều khiển thêm của bạn.

4.5. Accerciser

Bộ Xem xét Khả năng Truy cập Accerciser mới cho phép bạn kiểm tra nếu ứng dụng cung cấp thông tin được yêu cầu bởi công cụ khả năng truy cập như bộ đọc màn hình Orca của GNOME. (Công cụ Khả năng Truy cập giúp người gặp khó khăn nhín, nghe, gõ vào bàn phím, điều khiển con chuột v.v.)

Hình 26Tiện ích Accerciser xem xét giao diện người dùng của ứng dụng.

4.6. Tài liệu Hướng dẫn Phát triển

Địa chỉ Web tài liệu hướng dẫn mới của GNOME, library.gnome.org, liệt kê mọi trợ lý, sổ tay, tài liệu hướng dẫn và tham chiếu API mới nhất. Nó là kết quả của một dự án Lớp Hè Ghi Mã Nguồn của Google (Google Summer of Code, viết tắt SoC) mà cập nhật liên tiếp các tài liệu trực tuyến, ngay cả hiển thị vài phiên bản khác nhau của cùng một tài liệu, cũng hiển thị bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau.

Địa chỉ Web này cũng chứa tài liệu Toàn cảnh của Nền tảng GNOME, mà giờ này là một phần chính thức của bản phân phối phần mềm GNOME, trong mô-đun gnome-devel-docs. Nó là điểm bắt đầu có ích cho nhà phát triển GNOME mới.

Hình 27Thư viện trực tuyến của GNOME, chứa các tài liệu hướng dẫn phát triển.

Đối với tài liệu hướng dẫn ngoại tuyến, rất khuyên bạn sử dụng tiện ích DevHelp, đặc biệt khi tìm kiếm tên hàm hay tên hạng, dù bạn cần phải nhớ cài đặt các gói tài liệu hướng dẫn từ bản phân phối. DevHelp giờ này thuộc về bản phân phối Công cụ Phát triển (Developer Tools) chính thức của GNOME.

5. Quốc tế hóa

Thanks to members of the worldwide GNOME Translation Project, GNOME 2.20 offers support for 48 languages (at least 80 percent of strings translated), including the user and administration manuals for many languages.

Các ngôn ngữ được hỗ trợ :

  • An-ba-ni
  • A Rập
  • Bas-quợ
  • Ben-ga-li (Ấn Độ)
  • Bun-ga-ri
  • Bồ Đào Nha (Bra-xin)
  • Ca-ta-lan
  • Trung (Trung Quốc)
  • Trung (Đài-loan)
  • Trung (Hồng Kông)
  • Séc
  • Đan Mạch
  • Đ-xông-kha
  • Hoà
  • Anh
  • E-x-tô-ni-a
  • Phần Lan
  • Pháp
  • Ga-li-xi
  • Đức
  • Hy Lạp
  • Gu-gia-ra-ti
  • Hin-đi
  • Hun-ga-ri
  • Nam Dương
  • Ý
  • Nhật
  • Hàn
  • Lát-vi-a
  • Li-tu-a-ni
  • Ma-xê-đô-ni
  • Mã Lai
  • Na Uy Bổkh-man
  • Ba Lan
  • Bồ Đào Nha
  • Pun-gia-bi
  • Ru-ma-ni
  • Nga
  • Xéc-bi
  • Xéc-bi (La-tinh)
  • Tây Ban Nha
  • Xlô-ven
  • Thuỵ ĐIển
  • Ta-min
  • Thái
  • Thổ Nhĩ Kỳ
  • U-cợ-rainh
  • Việt
  • Ouen-s

Có nhiều ngôn ngữ khác được hỗ trợ một phần, có hơn một phần hai chuỗi được dịch xong.

6. Cài đặt GNOME

Bạn có thể thử GNOME 2.20 bằng Đĩa CD Động mà chứa mọi phần mềm gồm có trong GNOME 2.20 trên cùng một đĩa CD. Có thể tải nó xuống địa chỉ BitTorrent của GNOME.

Để cài đặt hoặc nâng cấp máy tính lên GNOME 2.20, khuyên bạn cài đặt các gói chính thức của bản phân phối được bạn chọn. Các bản phân phối phổ biến sắp công bố GNOME 2.20, một số bản cũng cung cấp phiên bản phát triển chứa GNOME 2.20. Bạn có thể xem danh sách các bản phân phối có sẵn GNOME, và phiên bản mới nhất có sẵn, trên trang Lấy GNOME của chúng tôi.

Tuy nhiên, nếu bạn muốn xây dựng môi trường GNOME từ mã nguồn, thử phiên bản mới nhất, cung cấp thông tin phản hồi và cách cải tiến, chúng tôi đề nghị bạn sử dụng một của những công cụ xây dựng, như tiện ích GARNOME mà xây dựng GNOME từ bản phân phối dạng .tar. Bạn sẽ cần GARNOME 2.20 để xây dựng GNOME 2.20. Cũng có tiện ích jhbuild mà được thiết kế để xây dựng GNOME mới nhất từ mã nguồn trong kho SVN. Bạn cũng có thể sử dụng jhbuild để xây dựng GNOME 2.20.x bằng cách sử dụng bộ mô-đun gnome-2-20.

Đối với những người thực sự muốn tự biên dịch toàn môi trường, thứ tự xây dựng các mô-đun là: libxml2, libgpg-error, libgcrypt, libxslt, gnome-common, intltool, rarian, gtk-doc, glib, libIDL, ORBit2, fontconfig, cairo, pango, gnome-doc-utils, atk, shared-mime-info, gtk+, gconf, libbonobo, gail, at-spi, gnome-mime-data, desktop-file-utils, libdaemon, dbus, dbus-glib, dbus-python, pygobject, pycairo, libglade, pygtk, avahi, libvolume_id, hal, gamin, gnome-vfs, audiofile, esound, libart_lgpl, libgnome, libgnomecanvas, libbonoboui, hicolor-icon-theme, icon-naming-utils, gnome-icon-theme, gnome-keyring, libgnomeui, gnome-menus, alacarte, libtasn1, opencdk, gnutls, libsoup, mozilla, evolution-data-server, libgtop, startup-notification, gtk-engines, gnome-themes, gnome-desktop, bug-buddy, metacity, libgsf, libcroco, libgnomecups, libgnomeprint, libgnomeprintui, librsvg, eel, nautilus, libxklavier, libgnomekbd, gstreamer, liboil, gst-plugins-base, libwnck, gnome-panel, gnome-control-center, gnome-speech, dasher, pyorbit, gnome-python, gtksourceview-1.0, nautilus-cd-burner, gst-plugins-good, libmusicbrainz, iso-codes, totem, gnome-media, gnome-python-desktop, deskbar-applet, pwlib, opal, ekiga, eog, enchant, epiphany, poppler, evince, gtkhtml, evolution, evolution-exchange, evolution-webcal, fast-user-switch-applet, file-roller, gcalctool, gconf-editor, gdm2, gtksourceview, pygtksourceview, gedit, gucharmap, system-tools-backends, gnome-applets, gnome-backgrounds, gnome-games, gnome-keyring-manager, gnome-netstatus, gnome-nettool, libcolorblind, gnome-mag, gnome-power-manager, gnome-screensaver, gnome-session, libsigc++2, glibmm, cairomm, gtkmm, gnome-system-monitor, liboobs, gnome-system-tools, vte, gnome-terminal, gnome-user-docs, gnome-utils, gnome-volume-manager, gok, libgail-gnome, orca, seahorse, sound-juicer, tomboy, vino, yelp, zenity, pessulus, sabayon, devhelp, glade3, accerciser, gnome-devel-docs

Danh sách này được cung cấp hoàn toàn là tham chiếu : chúng tôi rất khuyên người muốn biên dịch GNOME từ mã nguồn nên sử dụng một của những công cụ xây dụng nói trên.

7. Thấy tiếp tới GNOME 2.22

Tất nhiên, sự phát triển không dừng tại GNOME phiên bản 2.20. Sáu tháng sau khi phát hành Gnome 2.20, Gnome phiên bản 2.22 sẽ theo sau và xây dựng trên cơ bản tốt đẹp của các phiên bản đi trước.

Những tính năng mới của GNOME 2.22 nên gồm:

  • Phiên bản mới chính của ứng dụng khách VoIP Ekiga của GNOME, với giao diện người dùng được thiết kế mới, và khả năng hỗ trợ sự có mặt SIP. (VoIP: tiếng nói qua giao thực Internet, được dùng để điện thoại qua Internet, nói khi trò chuyện v.v.)
  • Hợp nhất các tiểu dụng bảng điều khiển bằng cách trộn với nhau.
  • Sắp đặt đơn giản hơn các tiểu dụng bảng điều khiển, với API đã cải tiến cho các nhà phát triển.
  • Giao diện người dùng đã thiết kế lại cho trình chỉnh sửa Hồ sơ Người dùng Sabayon.
  • Có sẵn một API hệ thống tập tin ảo mới, được dùng bởi Bộ Quản lý Tập tin Nautilus.

Hướng đi của GNOME diễn tả các kế hoạch của nhà phát triển trong chu kỳ phát hành kế tiếp, và Lịch biểu Phát hành GNOME 2.22 sắp xuất hiện.

8. Công trạng

Ghi chú Phát hành này được tạo bởi Murray Cumming, Jorge Castro và Andreas Nilsson, với sự giúp đỡ nhiều của cộng đồng GNOME. Thay mặt cho cộng đồng GNOME, chúng tôi rất cám ơn các nhà phát triển và người đóng góp đã làm cho bản phát hành này có thể.

Cho phép dịch tài liệu này một cách tự do sang bất cứ ngôn ngữ nào. Muốn dịch nó sang ngôn ngữ của mình thì vui lòng liên lạc với Dự án Thông dịch GNOME.