Ghi chú phát hành GNOME 3.2
1. Lời nói đầu
Dự án GNOME là một cộng đồng quốc tế cùng nhau làm việc để tạo ra những phần mềm tuyệt vời cho tất cả mọi người. GNOME tập trung vào tính dễ sử dụng, ổn định, quốc tế hóa và dễ truy cập. GNOME được miễn phí và là phần mềm mã nguồn mở. Điều đó có nghĩa là bất kì ai cũng có quyền sử dụng, sửa đổi và phát hành lại nó.
GNOME được phát hành mỗi 6 tháng. Kể từ phiên bản 3.0 trước, có khoảng 1270 người đã thực hiện 38500 thay đổi trong GNOME. Bạn quan tâm tới những gì chúng tôi làm? Hãy theo dõi chúng tôi trên Identi.ca, Twitter hoặc Facebook.
Nếu bạn muốn giúp cho sản phẩm của chúng ta tốt hơn nữa, Hãy gia nhập với chúng tôi. Chúng tôi luôn chào đón mọi người, những ai có thể biên dịch từ tiếng Anh, hỗ trợ quảng bá, viết tài liệu hướng dẫn, kiểm tra, hay phát triển.
Bạn cũng có thể hỗ trợ tài chính bằng cách trở thành một Người bạn của GNOME.
Nếu bạn muốn ăn mừng sự ra mắt của 3.2 với mọi người, hãy tìm xem có một buổi tiệc ăn mừng nào gần nơi bạn không nhé!
2. Nét mới cho người dùng
- 2.1. Một cuộc cách mạng cho GNOME 3.0
- 2.2. Tài khoản trực tuyến
- 2.3. Ứng dụng Web
- 2.4. Quản lí danh bạ
- 2.5. Quản lí tài liệu và tập tin
- 2.6. Xem nhanh tập tin trong File Manager
- 2.7. Tích hợp tốt hơn
- 2.8. Tài liệu hướng dẫn thật sự hữu ích
- 2.9. Đẹp hơn nữa
- 2.10. Và còn nữa...
2.1. Một cuộc cách mạng cho GNOME 3.0
Dựa trên phản hồi người dùng, nhiều thay đổi nhỏ đã được thực hiện để việc sử dụng dễ dàng hơn. Sau đây là vài điểm nổi bật:
- Giờ đây có thể dễ dàng thay đổi kích cỡ khung cửa sổ vì khu vực này đã được làm to ra.
- System Settings giờ bao gồm những liên kết đến những thiết lập nằm ở khu vực khác. Ví dụ, khu vực bàn phím có một liên kết tới cách bố trí bàn phím.
- Thanh tiêu đề, nút bấm, và những bảng điều khiển khác được làm thấp lại, để dễ dàng sử dụng trên màn hình bé.
- Những thông báo ở góc dưới phải bây giờ bao gồm một bộ đếm. Nó cho biết có bao nhiêu thư email đang chờ mà không cần mở chương trình đọc thư hoặc để xác định có bao nhiêu thông điệp bạn đã bỏ lỡ trong một cuộc tán gẫu.
- Hiệu ứng nổi bật cho thấy một ứng dụng đang chạy đã được làm rõ ràng hơn
- Trong trình đơn người dùng, thông báo có thể được thiết lập độc lập từ trạng thái tán gẫu.
- Bộ chuyển đổi vùng làm việc trong chế độ xem tổng quan vẫn mở rộng bằng cách giữ toàn bộ chiều rộng hiển thị khi bạn dùng nhiều hơn một vùng làm việc
- Thay vì thừa hưởng từ Evolution, ứng dụng liên quan đến lịch có thể được tùy chỉnh.
- Trạng thái của pin được hiển thị dạng thanh.
- Tập trung theo dõi chuột có cải thiện, mặc dù cần phải phát triển thêm.
Vui lòng gửi phản hồi cho chúng tôi.
2.2. Tài khoản trực tuyến
Tài liệu, danh bạ, lịch biểu có thể được lưu trong máy tính, nhưng việc lưu trữ những thông tin này trên mạng ngày càng phổ biến. Trong GNOME 3.2, Online Accounts cung cấp một nơi để quản lí những nguồn tài nguyên trực tuyến. Những tài khoản trực tuyến được sử dụng tự động trong Documents, Contacts, Empathy, Evolution cũng như trong lịch sổ xuống.
2.3. Ứng dụng Web
Một vài trang web được dùng như là ứng dụng. Một số được mở chỉ một phút sau máy tính được bật; Chúng được mở suốt và được theo dõi định kì. Thật là tuyệt nếu GNOME biến chúng thành những ứng dụng?
GNOME 3.2 có thể biến một trang web thành một ứng dụng nhờ vào Epiphany, trình duyệt web chuẩn của chúng tôi. Để làm điều đó, bấm tổ hợp phím Ctrl-Shift-A, hoặc truy cập trình đơn và chọn . Một khi ứng dụng web đã được tạo, nó có thể khởi chạy từ màn hình tổng quan.
Dưới đây là danh sách tóm lược những lợi ích:
- Ứng dụng web có thể được khởi chạy dễ dàng ở màn hình tổng quan. Chúng cũng có thể được đính vào mục ưa thích.
- Toàn bộ cửa sổ sẽ dành cho trang web.
- Ứng dụng giới hạn trong các trang web đã lưu. Nếu có ý định đi tới một trang khác, chẳng hạn nhấn vào một liên kết ngoài, sẽ được mở ra trong trình duyệt bình thường.
- Biểu tượng được dùng để chuyển đổi cửa sổ hay khởi chạy ứng dụng web sẽ lấy biểu trưng của trang web hoặc một hình chụp của nó.
- Ứng dụng web tách bạch với trình duyệt. Nếu trình duyệt web bị treo, ứng dụng web sẽ không bị ảnh hưởng.
2.4. Quản lí danh bạ
Contacts là một ứng dụng mới để quản lí danh bạ của bạn. Nó cung cấp một cái nhìn tổng quan về những người bạn quan hệ, từ những danh bạ trực tuyến, trong ứng dụng Evolution hoặc trình tán gẫu Empathy.
2.5. Quản lí tài liệu và tập tin
Khi xử lí một lượng lớn tài liệu, bạn có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm chúng. Trong GNOME 3.2, những bước dưới đây sẽ giúp làm điều đó dễ dàng hơn.
- 2.5.1. Hộp thoại mở và lưu tập tin
- 2.5.2. Ứng dụng Tài liệu
2.5.1. Hộp thoại mở và lưu tập tin
Mở và lưu tập tin đã được làm thuận tiện hơn. Khi mở một tập tin trong ứng dụng. GNOME sẽ bày ra một danh sách các tập tin gần đây. Tương tự, một danh sách các thư mục gần đây cũng hiện ra khi lưu tập tin.
2.5.2. Ứng dụng Tài liệu
Trong GNOME 3.2, ứng dụng Tài liệu tập trung vào việc tìm, quản lí và xem tài liệu một cách đơn giản và hiệu quả.
Nhờ việc tích hợp ứng dụng Online Accounts, việc tìm kiếm tài liệu cũng tương tự cho dù chúng được lưu trữ cục bộ hay trực tuyến.
2.6. Xem nhanh tập tin trong File Manager
Ứng dụng quản lí tập tin File Manager giờ có thể xem nhanh một bộ phim, nhạc, hình và những tập tin khác. Việc xem trước có thể được hiển thị và ẩn đi bằng cách ấn phím space
2.7. Tích hợp tốt hơn
- 2.7.1. Quản lí màu sắc
- 2.7.2. Nhắn tin tích hợp
- 2.7.3. Bảng vẽ Wacom
- 2.7.4. Màn hình đăng nhập
- 2.7.5. Thiết bị màn hình cảm ứng
- 2.7.6. Cắm nóng các thiết bị lưu trữ
- 2.7.7. Tìm kiếm danh bạ
2.7.1. Quản lí màu sắc
Vì có nhiều cách tái hiện màu sắc, cùng một bức hình có thể hiển thị khác nhau giữa các màn hình. Tượng tự vậy, khi in bức ảnh ra màu sắc của nó cũng có thể lại khác biệt lần nữa.
GNOME 3.2 cho phép bạn canh chỉnh thiết bị để hiển thị đúng màu sắc của nó.
2.7.2. Nhắn tin tích hợp
Bạn không còn phải mở từng ứng dụng riêng lẻ để tán gẫu và nhắn tin. GNOME 3.2 sẽ làm điều đó cho bạn.
- Thay đổi trạng thái có mặt hoặc vắng mặt nhanh chóng bằng cách dùng trình đơn người dùng ở góc trên phải màn hình.
- Dễ dàng chấp thuận hay từ chối một yêu cầu kết bạn, gọi thoại/hình và truyền tải tập tin.
- Nhận thông báo mỗi khi kết nối có vấn đề với cuộc tán gẫu hay dịch vụ nhắn tin.
2.7.5. Thiết bị màn hình cảm ứng
Trên máy tính bảng hay các thiết bị có màn hình cảm ứng, xoay thiết bị sẽ tự động xoay màn hình. Thêm vào đó, màn hình cảm ứng sẽ không hiển thị con trỏ chuột trừ khi có con chuột được cắm vào.
2.8. Tài liệu hướng dẫn thật sự hữu ích
Tài liệu hướng dẫn sử dụng truyền thống thường được viết như một cuốn sách; hay đấy nhưng nó rất dài và mất nhiều thời gian để đọc hết. Không lí tưởng nếu bạn chỉ muốn tìm kiếm nhanh cách làm thế nào để thực hiện một vài tác vụ. Để giải quyết điều đó, những ứng dụng sau đây có một tài liệu hướng dẫn theo chủ đề cụ thể:
- Khám phá khả năng truy cập Accerciser
- Môi trường phát triển tích hợp (IDE) Anjuta
- Ứng dụng ghi đĩa CD và DVD Brasero
- Ứng dụng webcam Cheese
- Ứng dụng xem ảnh Eye of GNOME
- Ứng dụng thư và lịch biểu Evolution
- Ứng dụng điều khiển máy tính từ xa Vinagre
Ngoài ra, nơi được chú trọng cải thiện và nâng cao nhiều là Trung tâm trợ giúp.
2.9. Đẹp hơn nữa
Bản 3.2 nhận được nhiều sự trau chuốt về đồ họa, làm nó đẹp hơn trước rất nhiều. Điều này không thể thực hiện được nếu không có sự hỗ trợ của CSS trong GTK+, xem Tiết đoạn 4.2 ― GTK+ 3.2 trong khu vực phát triển để biết sự thay đổi.
Những nét bóng bẩy bao gồm:
- Chủ đề tối sẫm: ứng dụng đa phương tiện giờ đây có thể chọn sử dụng nhiều kiểu chủ đề tối. Chúng được áp dụng cho Movie Player và Image Viewer.
- Góc cửa sổ mềm mại và được khử răng cưa.
- Thông báo tán gẫu dễ nhìn hơn.
- Nhiều hộp thoại như hộp thoại về mạng bây giờ khớp với kiểu dáng của GNOME shell.
- Nhiều cải tiến đồ họa khác cho những ai thích săm soi từng chi tiết, ví dụ như đổ bóng trên nhãn của nút bấm, thanh công cụ và nút bấm kiểu mới, trạng thái mới của nút khi được bấm. Thêm vào đó, viền hình vuông gây chú ý chỉ hiện lên khi dùng bàn phím để tương tác với ứng dụng.
2.10. Và còn nữa...
Bên cạnh những thay đổi to lớn, cũng có những thay đổi nhỏ bổ sung và tinh chỉnh trong mỗi phiên bản GNOME.
Khả năng truy xuất và chỉnh sửa tài liệu chia sẻ thông qua Apple Filing Protocol (AFP).
Movie Player có một trình cắm mở rộng mới cho phép hình ảnh có thể xoay lại được trong trường hợp bị ngược hướng, chẳng hạn như những đoạn phim được ghi từ máy chụp hình hoặc điện thoại.
Cải tiến mã hóa và chứng thực:
Cải thiện truy xuất của ứng dụng đến những chứng thực và chữ kí số và có hành vi phù hợp hơn đối với các dịch vụ chứng thực chữ kí số và thẻ thông minh bằng cách sử dụng PKCS#11 (những cải tiến xa hơn trong lĩnh vực này được lên kế hoạch cho bản 3.4)
-
Một công cụ mới để xem các tập tin chứng thực và chữ kí số vì vậy bạn có thể kiểm tra nhanh chóng những tập tin này bằng cách nhấp đúp chuột vào chúng ở trong File Manager.
-
Trình xem lịch sử cuộc tán gẫu của Empathy có một thiết kế gọn gàng. Empathy cũng hỗ trợ gửi tin nhắn SMS và tài khoản SIP có thể thực hiện cuộc gọi PSTN, có thể tới số cố định hoặc số di động.
NetworkManager phiên bản 0.9 cung cấp chuyển đổi nhanh người dùng, cải thiện chuyển vùng sóng WiFi, hỗ trợ WiMAX, cấp phép linh hoạt và lưu trữ tập trung thông tin mạng kết nối.
Evolution giờ có thể hiển thị hình ảnh danh bạ được lấy từ sổ địa chỉ của Google. Hơn nữa, một ô nhập liệu đã được thêm vào để chỉ định rõ số cổng của máy chủ hộp thư.
Trình soạn thảo văn bản Gedit bổ sung những đoạn mã mới dành cho tập tin Mallard và Markdown, và làm mới hộp thoại Quickopen (mở nhanh) và Search (tìm kiếm).
Nhiều cải thiện về hiệu xuất. Cải thiện đáng chú ý nhất khả năng chơi games 3D toàn màn hình.
Khả năng thiết lập những tùy chỉnh về vùng miền trong bảng Region của System Settings.
-
Một hộp thoại chọn phông mới.
3. Nét mới trong khả năng truy cập.
GNOME 3.2 sở hữu một màn hình làm việc tuyệt vời nhất từ trước cho tới nay, với trọng tâm nằm ở độ tin cậy và dễ sử dụng cho tất cả mọi người.
Trước GNOME 3.2, cộng nghệ hỗ trợ người dùng phải đối mặt với một bài toán nan giải: không thể kích hoạt khả năng hỗ trợ truy cập một cách linh động. Nhờ vào sự cải tiến của AT-SPI2, ứng dụng giờ đây có một phương thức độc lập về môi trường làm việc để xác định liệu sự hỗ trợ truy cập có được kích hoạt và cách để kích hoạt nó. GNOME lần đầu tiên ứng dụng điều đó, vì thế còn nhiều việc phải làm để nó có thể thực sự hoạt động xuyên suốt trong môi trường làm việc.
Những cải tiến khác:
-
Với người dùng cần một bàn phím ảo, một cái hoàn toàn mới đã được tích hợp sẵn.
Sử dụng bàn phím ở chế độ tổng quan sẽ làm việc tốt hơn hết. Có thể điều hướng trong bàn phím, người dùng trình đọc màn hình Orca sẽ trải nghiệm nhiều hơn về độ tin cậy và chính xác khi điều hướng.
Việc ứng dụng nội quan (introspection) giúp cho Orca đáp ứng nhanh nhạy hơn đáng kể. Và bây giờ cầu nối ATK chỉ lắng nghe những tín hiệu khi những công nghệ hỗ trợ được sử dụng, kích hoạt hỗ trợ truy cập trong GNOME không còn làm suy giảm đáng kể hiệu năng của máy.
Giao diện dịch vụ khả năng truy cập AT-SPI2 rất ổn định: treo, tràn bộ nhớ, và nhiều lỗi khác đã được vá.
Thư viện thực thi khả năng truy cập của GNOME Gail đã được nhập hoàn toàn vào GTK+. Khả năng truy cập của GNOME từng bước được tích hợp.
4. Nét mới cho nhà phát triển
Những thay đổi dưới đây quan trọng đối với nhà phát triển sử dụng nền tảng phát triển GNOME 3.2. Nếu bạn không quan tâm tới những vấn đề này, bạn có thể bỏ qua Tiết đoạn 5 ― Quốc tế hóa.
Kèm theo GNOME 3.2 là nền tảng phát triển GNOME mới nhất. Nó bao gồm một bộ thư viện API và ABI-stable theo giấy phép GNU LGPL để có thể phát triển những ứng dụng đa nền.
Để biết thêm chi tiết về việc phát triển với GNOME, vui lòng truy cập trang trung tâm phát triển GNOME.
- 4.1. GLib 2.30
- 4.2. GTK+ 3.2
- 4.3. Clutter 1.8
- 4.4. Dùng những thư viện lỗi thời
- 4.5. Dễ dàng biên dịch GNOME với JHBuild
- 4.6. Những cập nhật khác cho nhà phát triển
4.1. GLib 2.30
Thư viện ứng dụng phần mềm sơ cấp của GNOME GLib có nhiều cải tiến:
- Lớp GApplication bây giờ có thể dùng cho những ứng dụng không duy nhất.
- GLib cài đặt phần đầu riêng lẻ cho những API Unix-specific: glib-unix.h. Trong những thứ đó, nó cung cấp một nguồn vòng lặp chính cho những tín hiệu Unix.
- GDBus hỗ trợ mẫu 'object manager' với một số giao diện mới.
- GDBus có một bộ máy tạo mã: gdbus-codegen.
- Những hoạt động nguyên tử đã được viết lại để sử dụng gcc tích hợp; những phép gọi với ép kiểu tường minh có thể gặp vấn đề.
- Những hoạt động nguyên tử trên con trỏ đã được thêm vào, bao gồm các khóa từng bit (bit-locks) trên những vị trí kích thước con trỏ (pointer-size).
- Chính sách đơn vị đã được thay đổi để thuận theo hệ đơn vị đo lường quốc tế SI; g_format_size_for_display đã được thay thế bởi: g_format_size.
- Hỗ trợ mã chứng thực thông điệp HMAC đã được thêm vào qua lớp GHmac.
- Một giao diện cho việc tra cứu chứng thực và chữ kí số đã được thêm vào qua lớp GTlsDatabase. Việc thực thi được cung cấp bởi glib-networking.
4.2. GTK+ 3.2
GTK+ 3.2 là phiên bản mới nhất của bộ công cụ GTK+, vốn là trái tim của GNOME. GTK+ 3.2 bao gồm nhiều tính năng cho nhà phát triển, cũng như cập nhật nhiều bản vá lỗi.
- Bây giờ các đầu vào có thể chứa gợi ý. Xem gtk_entry_set_placeholder_text.
- Nhiều tiện ích hỗ trợ quản lí hình học chiều cao - chiều rộng. Nó quan trọng khi thiết đặt kích cỡ hợp lí cho nhãn và khi kiểm tra kích thước cửa sổ.
- Tiện ích mới:
- GtkLockButton dành cho những thao tác yêu cầu tính ưu tiên, có thể thấy trong một số bảng điều khiển trung tâm.
- GtkOverlay cho những bảng điều khiển nổi trên một vùng chứa nội dung, có thể thấy trên trình duyệt web.
- GtkFontChooserDialog, một hộp thoại lựa chọn phông chữ mới.
- Cải thiện việc hỗ trợ chủ đề CSS, bao gồm kiểu dáng cho thanh công cụ.
- Cơ chế dựng HTML Broadway, chuyên dựng trong trình duyệt sử dụng websockets, đã được cải thiện nhưng vẫn còn đang thử nghiệm. Tiềm năng này cho phép bạn vừa chạy chương trình trên máy chủ vừa truy xuất được nó ở khắp mọi nơi, hoặc đưa nó lên một máy chủ công cộng cho mọi người sử dụng. Lưu ý là nó cần biên dịch GTK+ với --enable-x11-backend --enable-broadway-backend và biến môi trường GDK_BACKEND khi chạy.
- Hỗ trợ reftests đã được thêm vào để đơn giản việc viết tình huống kiểm tra.
- Nhiều cải tiến hiệu năng GTK+đã được tích hợp vào trong khu vực yêu cầu kích thước bộ nhớ đệm, đọc thông tin kiểu dáng CSS và tính toán kích thước tiện ích.
4.3. Clutter 1.8
Clutter, thư viện đồ họa tăng tốc từ phần cứng GNOME, mang lại những cải tiến sau:
- Nhiều hoạt động mới, như ClutterGestureAction dùng để nhận biết cử chỉ.
- Chuyển cảnh ClutterState có thể được gán vào tín hiệu khi tạo ra một cảnh trong ClutterScript.
- Cải thiện tích hợp họa tiết Cairo
- Cogl, giao diện lập trình GPU được dùng bởi Clutter, được tách ra thành thư viện riêng.
4.4. Dùng những thư viện lỗi thời
Những tiến bộ vượt bậc đã được thực hiện trong việc liên tục thay thế những công nghệ lạc hậu.
- GConf bây giờ dùng D-Bus mặc định và vì thế không còn cần ORBit2 nữa. Như vậy, các thư viện ORBit2 và libIDL trở nên lỗi thời và được gỡ khỏi GNOME.
- Những mô-đun cốt lõi của GNOME bây giờ chỉ phụ thuộc vào những ràng buộc với Python dựa trên sự nội quan (pygobject-3) và vì thế pygtk, gnome-python và gnome-python-desktop không còn cần thiết nữa.
- Một vài ứng dụng (ví dụ Accerciser, Dasher, GHex, gỡ lỗi đồ họa Nemiver, và công cụ quản lí mật khẩu và mã hóa khóa Seahorse) bây giờ dùng GSettings thay cho GConf.
- Một vài gói, như với trình duyệt web Epiphany, đã được chuyển đổi từ dbus-glib sang GDBus và từ libunique sang G(tk)Application.
4.5. Dễ dàng biên dịch GNOME với JHBuild
Công cụ xây dựng GNOME JHBuild không còn dựng thành mô-đun nữa nếu phiên bản trên máy bạn đã lạc hậu. Điều này được tác động bởi tùy chọn cấu hình partial_build và nó được kích hoạt mặc định. Câu lệnh jhbuild sysdeps liệt kê những mô-đun hệ thống được tìm thấy cũng như những mô-đun sẽ được dựng.
Nếu bạn bắt đầu dựng GNOME từ đầu với một bản phân phối gần đây, điều này giúp bạn bỏ qua 50 mô-đun trong danh sách cần phải biên dịch.
4.6. Những cập nhật khác cho nhà phát triển
Những cải tiến khác của nền tảng GNOME trong GNOME 3.2:
- Những ràng buộc cổ điển (tĩnh) trong Python đã được loại bỏ cho PyGObject 3.0 và chỉ những ràng buộc Python động được cung cấp (qua nội quan). PyGObject 2 và 3 có thể cài đặt song song, vì nội quan bị vô hiệu mặc định trong PyGObject 2. Thông tin về chuyển ứng dụng của bạn từ PyGObject 2 sang PyGObject 3 đã có sẵn.
- Phiên bản 0.12 của ứng dụng Tracker hỗ trợ cho Firefox ≥ 4.0, Thunderbird ≥ 5.0, MeeGoTouch, thêm vài tham số SPARQL, thông tin trích lược từ tập tin EPub và những tập tin "desktop" trong thư mục XDG cục bộ.
- Ứng dụng NetworkManager phiên bản 0.9 hỗ trợ nội quan và một API D-Bus giản lược. Thông tin làm thế nào để chuyển ứng dụng từ NetworkManager 0.8 sang 0.9 đã có sẵn.
- Trong một nổ lực xúc tiến PKCS#11 như là cầu nối giữa các thư viện mã hóa, nhiều thành phần của gnome-keyring đã được chia thành các thư viện độc lập.
- GtkSourceView bây giờ hỗ trợ việc làm nổi bật cú pháp của Markdown và Standard ML.
- Evolution-Data-Server nhận được nhiều khắc phục hỗ trợ nội quan.
- libfolks bây giờ bao gồm một cơ chế Evolution-Data-Server, vốn được dùng bởi ứng dụng Contacts mới.
- Để xử lí văn bản, những công cụ gnome-doc-utils và xml2po dần dần được thay thế bởi yelp-tools và itstool. yelp-xsl bao gồm một số phần mở rộng còn thử nghiệm Mallard, như là xử lí có điều kiện và bảng thuật ngữ động.
5. Quốc tế hóa
Nhờ vào các thành viên của dự án biên dịch GNOME ở khắp thế giới, GNOME 3.2 hỗ trợ tới hơn 50 ngôn ngữ với ít nhất 80% các chuỗi đã được dịch, gồm cả tài liệu hướng dẫn sử dụng và quản trị cho nhiều thứ tiếng.
Hỗ trợ các ngôn ngữ:
- Tiếng Anh
- Tiếng Assamese
- Tiếng Asturian
- Tiếng Ba lan
- Tiếng Basque (Baxcơ)
- Tiếng Bun-ga-ri
- Tiếng Bồ Đào Nha
- Tiếng Bồ Đào Nha Bra-xin
- Tiếng Catalan
- Tiếng Catalan (Valencian)
- Tiếng Cộng hòa Séc
- Tiếng Estonia
- Tiếng Galicia
- Tiếng Gujarat
- Tiếng Hin-đi
- Tiếng Hung-ga-ri
- Tiếng Hy Lạp
- Tiếng Hà Lan
- Tiếng Hàn
- Tiếng Hê-brơ (Do Thái)
- Tiếng In-đô-nê-xi-a
- Tiếng Latvia
- Tiếng Li-tu-a-ni
- Tiếng Na-uy Bokmål
- Tiếng Nga
- Tiếng Nhật
- Tiếng Pháp
- Tiếng Phần Lan
- Tiếng Punjab
- Tiếng Rumani
- Tiếng Slovenia
- Tiếng Ta-min
- Tiếng Thái
- Tiếng Thổ Nhỉ Kì
- Tiếng Thụy Điển
- Tiếng Trung Quốc
- Tiếng Trung Quốc (Hồng Kông)
- Tiếng Trung Quốc (Đài Loan)
- Tiếng Tây Ban Nha
- Tiếng Ucraina
- Tiếng Uighur
- Tiếng Việt
- Tiếng Xec-bi La-tinh
- Tiếng Xéc-bi
- Tiếng Ý
- Tiếng Đan Mạch
- Tiếng Đức
- Tiếng Ả Rập
Nhiều ngôn ngữ khác được hỗ trợ một phần, với hơn một nửa số chuỗi đã được dịch.
Những thống kê chi tiết, bao gồm làm cách nào để dịch GNOME sang ngôn ngữ của bạn và nhiều thông tin khác hiện có tại trang dịch thuật GNOME.
6. Cài đặt GNOME 3.2
Để cài đặt hay nâng cấp máy tính của bạn lên GNOME 3.2, chúng tôi khuyên bạn nên cài đặt những gói chính thức được cung cấp bởi nơi bán máy hoặc bản phân phối bạn đang dùng. Những bản phân phối phổ biến sẽ sớm đưa GNOME 3.2 vào, một số đã có phiên bản thử nghiệm kèm với GNOME 3.2.
Nếu bạn muốn dùng thử GNOME, tải về một trong những ảnh đĩa live của chúng tôi tại đây: Getting GNOME page.
Nếu bạn ưa mạo hiểm và có lòng kiên nhẫn, chắc bạn sẽ thích xây dựng nó từ mã nguồn, bạn hãy dùng: JHBuild, vốn được chỉ định để build GNOME mới nhất từ Git. Bạn có thể dùng JHBuild để build GNOME 3.2.x bằng cách dùng tập hợp các mô-đun gnome-3.2
7. Hướng đến GNOME 3.4
Lần phát hành kế tiếp của GNOME 3 sẽ vào tháng tư năm 2012. Nhiều tính năng mới và cải tiến đã được hoạch định cho bản 3.4.
7.1. Những thay đổi hữu hình với người dùng
- Tiếp tục công việc phát triển GNOME 3, ví dụ như cải thiện « tập trung theo dõi chuột », đơn giản hóa việc khởi động nhiều ứng dựng đồng thời, và nhiều thứ khác.
- Cải thiện quá trình cài đặt, kích hoạt và vô hiệu những phần mở rộng của GNOME Shell, những thứ có thể cung cấp những tinh chỉnh, tùy biến và tối ưu các chức năng.
- Dễ dàng hơn cho việc nhập các kí tự và biểu tượng vốn không được hỗ trợ trực tiếp từ bàn phím nhờ vào sự tích hợp IBus tốt hơn.
- Tích hợp các mạng xã hội qua libsocialweb.
- Giao diện người dùng hoàn toàn mới cho ứng dụng gọi thoại Empathy cho phép người dùng lựa chọn webcam và microphone sử dụng trong cuộc hội thoại, dịch chuyển khung xem trước video và có thể hỗ trợ những hiệu ứng hình ảnh.
- Tự động multi-seat bằng ứng dụngsystemd.
- Cải thiện hiển thị các thông điệp HTML trong Evolution bằng WebKit thay cho GtkHtml.
7.2. Các thay đổi về khả năng truy cập
- Một bộ mở rộng các biểu tượng đặc trưng và tương phản cao đang được phát triển. Các biểu tượng này sẽ mở đường cho việc sử dụng các bộ chủ đề tương phản cao và tương phản cao đảo ngược.
- Cải thiện hơn nữa ứng dụng kính lúp của GNOME Shell, bao gồm theo dõi con trỏ chuột và tập trung vào những tùy chọn về độ sáng và độ tương phản.
- Tiếp tục phát triển khả năng truy cập trên GNOME Shell và công cụ truy cập.
8. Lời cảm ơn
Lần phát hành này sẽ không thể nếu thiếu sự làm việc chăm chỉ và cống hiến của toàn thể cộng đồng GNOME. Xin chúc mừng và cảm ơn đến mọi người.
Ghi chú phát hành này có thể được biên dịch sang bất kì ngôn ngữ nào. Nếu bạn muốn biên dịch chúng sang ngôn ngữ của bạn, vui lòng liên hệ dự án biên dịch GNOME.
Tài liệu này được phân phối dưới giấy phép Creative Commons ShareAlike 3.0. Copyright © The GNOME Project.
Ghi chú phát hành này được thực hiện bởi Olav Vitters, André Klapper và Allan Day cùng sự giúp đỡ của cộng đồng GNOME.